Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới không ngừng xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Thế nên, ngành xuất nhập khẩu được rất nhiều lớp trẻ quan tâm vì cơ hội nghề nghiệp cao. Để giúp các bạn có cái nhìn về xuất nhập khẩu là gì. Cũng như công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu thế nào? Dịch Vụ Vận Chuyển Nội Địa HL Shipping mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.

Xuất nhập khẩu là một trong những nghành trọng điểm trong hoạt động kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển mạnh phải có sự giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước và với các quốc gia trên thế giới.
Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…
Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu tiếng Anh là Import và Export. Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.

Bạn có thể tham khảo khái niệm xuất nhập khẩu đã được nêu rõ trong Luật Thương mại như sau:
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
Công ty xuất nhập khẩu là gì
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ.
Thương mại xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu khác là một ngành hoạt động khác với các ngành thương mại bình thường khác. Nguyên nhân bởi vì sự lưu thông hàng hoá trong xuất nhập khẩu chịu sự giám sát của hải quan các nước. Việc này dẫn tới các yêu cầu khắt khe về thủ tục, giấy tờ, đồng thời không phải cũng có thể am hiểu và thông thuộc với các thủ tục này, đặc biệt là ở Việt Nam hay một số quốc gia khác thủ tục hải quan khá phức tạp. Tuy nhiên, đó lại là một trong những nhiệm vụ của ngành xuất nhập khẩu.
Thương mại xuất nhập khẩu chính là thương mại, phân phối và xuất nhập khẩu ủy thác. Trong mỗi lĩnh vực của thương mại xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ có các dịch vụ cụ thể hỗ trợ việc lưu thông hàng hóa ở tầm vĩ mô, cụ thể hơn là hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa và hỗ trợ các thủ tục hải quan cần thiết.
Những khái niệm thường gặp trong ngành xuất nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.
Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:
- Incoterms: Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
- Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
- UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Ngoài ra còn vô số thuật ngữ và khái niệm khác mà bạn cần nắm rõ để có thể làm việc trong mảng xuất nhập khẩu. Tuỳ vào vị trí công việc của bạn thì sẽ có những khái niệm riêng.
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:
- Nhân viên mua hàng.
- Nhân viên chứng từ.
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhân viên hiện trường.
- Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:
- Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
- Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
- Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
- Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.
- Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
- Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,…
Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.
Các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu cần biết
Giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng chính đó là vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế. Với giao nhận nội địa, bạn cần nắm rõ mục đích, các vận hành và những loại phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Cần nắm rõ các tuyến đường giao thông, cảng biển và cảng sông nội địa.
Còn với giao nhận quốc tế, nhân viên cần nắm rõ các hình thức vận tải cùng phí đi kèm. Nắm rõ danh sách các cảng biển và sân bay quốc tế tại hai quốc gia giao và nhận. Bên cạnh đó, chứng từ quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng cần được chú ý.

Thanh toán quốc tế
Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan sẽ bao gồm các chính sách hải quan, các thông tư và chính sách liên quan đến việc xuất nhập khẩu đối với 1 lô hàng. Bạn cần có hiểu biết chuyên môn về quy trình làm việc của hải quan để có thể thông quan trót lọt các lô hàng khi qua xửa khẩu.
Ngoài ra bạn còn cần nắm kiến thức về chứng từ xuất nhập khẩu.
Tạm kết
Trên đây là các kiến thức mà một nhân viên xuất nhập khẩu cần học hỏi, trao dồi kiến thức. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên đánh giá và chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!